Đỗ Trọng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv., thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae). Đây là loại cây thân gỗ, được sử dụng rộng rãi trong đông y với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là bổ thận, mạnh gân cốt.

Tổng quan về cây đỗ trọng
1. Đặc điểm cây đỗ trọng
Cây đỗ trọng là một vị thuốc được trồng ở Trung Quốc và miền Nam Liên Xô cũ, mọc cả những nơi lạnh như Sapa, Lào Cai. Tuy nhiên, ở Việt Nam cây đỗ trọng chưa được trồng phổ biến, số lượng còn ít nên hiện nay vẫn phải nhập khẩu.
Vào mùa hạ, khi bóc vỏ ở những cây có đường kính to, ép cho thẳng. Xếp thành đống sau đó chờ khoảng 6-7 ngày cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu. Bây giờ mới đem cây ra phơi khô. Vỏ đỗ trọng mỏng, mặt ngoài có màu xám, mặt trong đen nâu nhạt. Khi bẻ có những sợi trắng như tơ trong giống như cái mành mành.
2. Thành phần hóa học trong cây đỗ trọng
Vỏ cây đỗ trọng được nhiều người nghiên cứu để sử dụng chất nhựa trong cây vì có tính chất như cao su. Trong vỏ cây có từ 3-7% chất có tính chất của gutta pecka. Trong lá cây đỗ trọng chỉ có khoảng 2% và trong quả có 27,34%. Chất gutta pecka ở nhiệt độ 45-700 có tính chất dẻo rất cao. Chúng có khả năng chịu được nước biển và độ cách điện cũng cao. Do vậy được sử dụng làm vật cách điện và để bọc dây điện ngầm dưới đáy biển.
Ngoài ra, chất gutta pecka trong cây đỗ trọng có chứa chất màu và anbumin, tinh dầu, chất béo và muối vô cơ. Trong lá cây đỗ trọng có tanin và nhựa, không có ankaloits, dù sao hoạt chất cũng chưa rõ.
3. Công dụng cây đỗ trọng
Trong y học cổ truyền, Đỗ Trọng được xem là một vị thuốc bổ với nhiều tác dụng nổi bật:
Theo y học cổ truyền:
- Tính vị:
- Vị ngọt, hơi cay, tính ôn.
- Quy kinh can, thận.
- Tác dụng:
- Bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai.
- Trị đau lưng, gối yếu, đi tiểu nhiều, tiểu đêm.
- Hỗ trợ chữa cao huyết áp, chóng mặt.
Theo y học hiện đại:
- Đỗ Trọng chứa các hoạt chất như lignans, iridoids, polysaccharides, và flavonoids, có nhiều tác dụng sinh học:
- Hạ huyết áp: Giúp ổn định huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu.
- Kháng viêm: Ức chế viêm nhiễm, giảm đau.
- Bảo vệ xương khớp: Kích thích tạo xương, ngăn ngừa loãng xương.
- Tăng cường miễn dịch: Giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
- Chống oxy hóa: Giảm thiểu tổn thương tế bào do gốc tự do.

Các bài thuốc từ cây đỗ trọng
Cây đỗ trọng là một vị thuốc quý được sử dụng trong một số bài thuốc điều trị bệnh bao gồm:
- Đau vùng thắt lưng: Những vị thuốc bao gồm đỗ trọng, hạt quýt mỗi vị 80gram, sao và tán nhỏ, uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc có thể sử dụng tỳ giải, địa cốt bì sắc cách thủy với rượu để uống hàng ngày.
- Ra mồ hôi trộm: Đỗ trọng và mẫu lệ với số lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ uống với rượu, mỗi lần một thìa.
- Trẻ bẩm sinh ốm yếu, trẻ bị co giật, hen suyễn, mất tiếng, lỵ mãn tính, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói hoặc chậm biết đi. Bài thuốc bao gồm các vị thuốc đó là đỗ trọng, sơn dược, thục địa, sơn thù, phục linh, ngưu tất mỗi vị 4 gram, mẫu đơn và trạch tả mỗi vị 3 gram, ngũ vị 2 gram, phụ tử chế 1,2 gram và nhục quế 0,8 gram. Sắc các vị thuốc lên và uống.
- Phụ nữ sảy thai nhiều lần: Đỗ trọng, ba kích, cẩu tích, thục địa, vú bò, đương quy. củ gai, tục đoạn, ý dĩ sao mỗi vị 10 gram, sắc uống và uống dự phòng khi thai được 2-3 tháng.
- Thận yếu, mỏi gối, đau lưng, liệt dương: Đỗ trọng, ngư tất, đương quy, tục đoạn, thục địa, ba kích, cẩu tích, mạch môn, cốt toái bổ, hoài sơn mỗi vị 12 gram, sắc uống hoặc tán thành bột làm viên với mật ong, mỗi ngày sử dụng 15-20 gram, chia làm 2 lần. Hoặc sử dụng đỗ trọng và tỳ giải mỗi vị 16 gram, cẩu tích 20 gram, rễ gốc hạc, thỏ tỳ từ và rễ cỏ xước mỗi vị 12 gram, cốt toái bổ 16 gram, củ mài 25 gram, sắc các vị thuốc trên và uống.
Lưu ý khi dùng cây đỗ trọng trị bệnh
Lưu ý rằng là những bài thuốc vừa tổng hợp trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Nếu có nhu cầu sử dụng đỗ trọng để điều trị bệnh, bạn cần ghi nhớ 3 thông tin quan trọng sau đây.

Tuyệt đối không phối hợp chung đỗ trọng với huyền sâm, xà thoái.
Người bị can thận hư, âm hư thì không nên dùng thuốc chứa đỗ trọng.
Người bị xác định âm hư phần thận trọng trong quá trình sử dụng đỗ trọng, tốt nhất nên tham khảo trước ý kiến thầy thuốc, bác sĩ.
Đỗ trọng là loài thực vật có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Dược liệu chế biến từ loại thực vật này nằm trong top 50 bài thuốc quý của y học Trung Quốc. Vỏ cây đỗ trọng là thành phần quan trọng có mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào chứa thành phần đỗ trọng, bạn phải thăm khám kỹ lưỡng và tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Đỗ Trọng là một vị thuốc quý, không chỉ có giá trị trong y học cổ truyền mà còn được nghiên cứu rộng rãi trong y học hiện đại với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, cần dùng đúng cách và đúng liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc.